Những điều thú vị về quang độ màu sắc là gì mà bạn chưa biết

Quang độ màu sắc là độ sáng tối tương phản, đậm hay nhạt của một màu tạo thành một dãy màu sắc, một dãy màu sắc, một gam màu. Trong tất cả các màu, màu trắng có quang độ sáng nhất, màu đen có quang độ tốt nhất. Giữa hai thái cực, cực trắng và cực đen có nhiều bậc quang độ khác nhau. Để giải đáp các thắc mắc trên cùng Blogmausac.com khám phá qua bài viết dưới đây.

Chiều quang độ ( Value)

Là chiều biến đổi về độ đậm nhạt của mỗi màu, các múi màu hình vành khăn có nghĩa là vùng xích đạo hướng lõi của đĩa màu. Càng vào trong thì màu bị giảm cường độ còn gọi là tái dần vì cộng với màu xám.

 Sự chuyển và chồng màu

Do vậy, khi nói một màu nguyên sắc nào đó bị bão hòa (Saturation) với màu xám, có nghĩa là có bị màu xám lấn át và triệt tiêu độ tươi để trở thành xám.

Ví dụ như: màu cam bị pha với màu xám và lượng màu cam tăng dần tăng dần đến độ màu xám bị biến mất và trở thành màu cam. Như vậy có hai cách chia: Thứ nhất là màu xám  bị bão hòa với màu cam.

Cách thứ hai là màu cam “bị phô màu”. Trạng thái số lượng màu cam tăng dần, tăng dần có nghĩa là càng lúc “ độ no màu” (saturation) của màu cam càng tăng. Nghĩa là càng lúc màu cam càng trở nên tươi thắm hơn.

Như vậy ý nghĩa của thuật ngữ “ saturation” có nghĩa là độ bão hòa và độ no màu.

Càng đen dần cường độ càng giảm

Vì một số màu ở trạng thái no màu hay bão hòa là thì nó cũng ở trạng thái tươi thắm của màu vì nó có mật độ màu nguyên chất, cũng có nghĩa là cường độ ( intensity) của nó mạnh hơn. Một khi mà cường độ mạnh thì đồng nghĩa với độ tươi thắm, độ rực ( brightness) càng lớn. Những thuật ngữ “intensity”, “brightness”, “ saturation” có nghĩa tương tự nhau trong lĩnh vực màu sắc, chỉ khác về biện pháp thể hiện tình trạng nguyên chất để có cường độ, độ thắm tươi, độ rực rỡ tốt.

Quang độ gốc của một màu là gì?

  • Quang độ gốc của một màu là độ đậm nhạt của màu ấy ở trạng thái nguyên chất. Ví dụ như chúng ta lấy máy ảnh đen trắng chụp Vòng thuần sắc. Khi ấy, quan sát trên khu vực dãy màu nguyên sắc, nguyên chất chúng ta thấy màu vàng có quang độ sáng nhất; kế tiếp đó độ sáng bị bớt dần màu vàng nghệ, xanh đọt chuối, màu cam, màu đỏ rồi cuối cùng là màu tím.
  • Khi so sánh thì chúng ta nhận thấy rằng quang độ của hai màu đỏ và xanh lam dường như ngang nhau. Màu tím trở nên là màu đầm nhất.
  • Khi bạn pha bất kỳ màu gì với màu trắng và tăng dần mật độ màu trắng lên hay pha màu nguyên chất nào đó với màu đen và cũng tăng lượng màu đen dần dần về phía dưới thì chúng ta có vô số những màu sắc đậm nhạt của một màu.

Chiều quang độ là gì?

Khi quan sát một múi màu theo chiều kinh tuyến đi từ bán cầu trên xuống bán cầu dưới, chúng ta thấy được chiều đậm nhạt của một màu hay nói một cách chính xác hơn là sự thay đổi độ đậm nhạt của một màu khi ta pha chúng với màu đen hoặc màu trắng.

Chiều đậm nhạt của quang độ theo chiều của đường kính tuyến.

Các chiều của màu sắc:

Xuất phát từ những đặc điểm của biểu đồ khối màu, từ đó các nhà nghiên cứu đã xác định và lý giải rằng có hai chiều của màu sắc như sau:

Chiều thứ nhất được gọi là chiều màu nguyên sắc (Hue):

  1. Thế nào là được gọi là màu nguyên sắc: Là loại màu vốn đang còn ở tình trạng nguyên chất, nó vẫn còn nguyên độ tươi thắm vốn có.
  2. Dựa trên thực tế, chúng ta nói “ Màu” color thì nó mang một ý nghĩa rất chung chung, không biết nó còn ở tình trạng nguyên chất hay không.
  3. “ Màu tươi”, “ Màu nguyên chất” (Hue) là tên gọi của những vị trí của màu trên quang phổ. Vì dựa theo tên gọi của quang học, thì những sóng ánh sáng khác nhau thì tạo ra những màu  sắc khác nhau. Vì vậy, theo góc nhìn quang học, thì những màu trên vòng thuần sắc còn gọi là những màu sắc tươi thắm.
  4. Như vậy, chiều màu nguyên sắc là chiều thứ nhất diễn tả sự biến hóa mạch lạc của các màu nguyên sắc, màu tươi, nằm trên hình vành khăn ở mỗi đĩa màu. Là một khả năng biến màu theo chiều vòng tròn trên một đường xích đạo.
Vòng màu sắc là công cụ giúp chúng ta hiểu được màu nào kết hợp với nhau

Chiều cường độ ( Intensity)

  • Cường độ, độ rực, độ chói là mức độ tươi thắm của một màu khi nó đang ở trạng thái nguyên chất hay bị pha với một màu nào đó làm cho nó từ trạng thái tươi thắm đi đến trạng thái bị giảm đi độ tươi thắm đó đi. Chúng ta biết rằng bản thân mỗi màu nguyên chất có cường độ mạnh yếu khác nhau.
  • Ví dụ chúng ta lấy màu vàng pha với màu đen và tăng lượng màu đen lớn dần đến độ triệt tiêu màu vàng, làm vàng biến mất.
  • Quá trình tăng dân mật độ hay còn gọi là dung lượng của màu đen chúng ta gọi màu đen bị no dần và độ no ấy phát triển lớn đến mức làm màu vàng bị biến mất. Khi màu màu đen đạt đến độ tuyệt đối và màu vàng bị bão hòa trong màu đen.
  • Tóm lại màu ở trạng thái bão hòa ( còn được gọi là độ no của màu) là màu có cường độ cực đại, khẳng định tính chất của mình, nếu độ bão hòa kém thì tương đương với cường độ cực tiểu.

Lời kết

Qua bài viết trên bạn đã hiểu thế nào quang độ màu sắc là gì chưa nè? Chúng mình hy vọng những chia sẻ trên giúp bạn có nhiều trải nghiệm cũng như có kiến thức về quang độ màu sắc. Chúc bạn thành công.

 

XEM THÊM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Trang này cấm sao chép nội dung!!